Hội Nông dân bang Kerala cho biết, ngành công nghiệp chè hiện đang thua lỗ 25 rupi trên mỗi kg chè thành phẩm, ngành
tự nhiên sản xuất ra. Người trồng thảo quả cũng đang phải chịu lỗ 200 rupi cho mỗi kg do nhập khẩu thảo quả từ Guatemala giá rẻ và kém chất lượng.
Sự mất cân đối giữa chi phí sản xuất và giá bán khá lớn. Chi phí sản xuất chè khoảng 110 đến 120 rupi/kg trong khi mức giá bán trung bình của các loại chè thấp hơn 85 rupi/kg. Đối với cao su, chi phí sản xuất khoảng 150rupi/kg trong khi giá bán trung bình mà nông dân thu được chỉ khoảng 103 rupi/kg.
Giá bán thấp và lượng cung cao tại
thị trường quốc tế cùng với hàng nhập khẩu không kiểm soát được cho là nguyên nhân chính cho cuộc khủng hoảng này. Người
trồng cao su đang chuyển sang các loại cây trồng có lợi hơn như hạt nhục đậu khấu và ca cao.
Cao su tổng hợp được làm từ các chế phẩm dầu mỏ, giá dầu thô rẻ đã tác động trực tiếp đến
giá cao su trên thị trường. Khi người mua lựa chọn cao su tổng hợp do giá rẻ hơn, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tại Ấn Độ, giá cao su đã giảm 24% trong 12 tháng qua xuống còn 118 rupi/kg. Sự sụt giảm giá đã khiến nông dân phải bỏ khai thác cây cao su và chuyển sang các mặt hàng khác.
Như vậy, nếu Ấn Độ ban hành lệnh cấm thì xuất khẩu chè, cao su của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong 10 tháng đầu năm đạt 69.345 tấn tương đương 125,6 triệu USD, xuất khẩu chè đạt 975 tấn trị giá 1,049 triệu USD.
Trước đó, ngày 10-11, Phòng Điều tra vụ kiện Phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước (Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương) cũng cảnh báo nguy cơ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su thiên nhiên trước tình hình nhập khẩu cao su thiên nhiên tại Ấn Độ tăng mạnh từ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su sang Ấn Độ trong thời gian tới.