Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên của thế giới tăng trong năm 2010 khoảng 6% sau một thời gian trì trệ và giảm sút. Hiện nay diện tích trồng cao su được mở rộng tại hầu hết các nước trừ Thái Lan, mức tăng cụ thể: Ấn Độ 6.000 ha, Việt Nam 23.000 ha, Trung Quốc 22.000 ha và Campuchia 10.000 ha. Con số này của Indonexia chỉ đạt 3.000 ha.
1. Sản xuất và thị trường thế giới
1.1. Sản xuất
Theo các quan chức Chính phủ Malaysia, sản lượng cao su của nước này dự đoán tăng 5,9% lên 900.000 tấn so với năm ngoái nhờ thời tiết thuận lợi và giá cao su tăng đã khuyến khích người trồng cao su tích cực khai thác mủ. Tuy nhiên, sản lượng năm 2010 của nhà sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới này vẫn thấp hơn nhiều so với con số 1,1-1,2 triệu tấn trong 2 hay 3 năm trước đó.
Theo Uỷ ban Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong năm 2010 đạt 831.000 tấn, giảm 3,8% so với 864.000 tấn của năm 2009. Riêng trong tháng 5/2010 sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 2% lên 54.600 tấn so với cùng kỳ năm trước do sản lượng cao su RSS4 tăng. Dự báo năm 2011 sản lượng cao su của nước này sẽ tăng 7,4% đạt 893.000 tấn. Tại Trung Quốc, sản lượng cao su tổng hợp 5 tháng đầu năm 2010 tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,26 triệu tấn.
Bảng 1. Sản lượng cao su thiên nhiên tại 1 số nước
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Tên nước |
6 tháng đầu năm |
Cả năm |
% thay đổi |
2009 |
2010 |
2009 |
2010 |
6 tháng |
Cả năm |
Malaysia |
466,6 |
578,5 |
857 |
1.000 |
24,0 |
10,2 |
Ấn Độ |
398 |
437,5 |
820 |
895 |
9,9 |
9,1 |
Trung Quốc |
284,3 |
291,4 |
646 |
680 |
2,5 |
5,3 |
Sri Lanka |
79,3 |
100,3 |
139,9 |
142 |
26,5 |
3,7 |
Cămpuchia |
15,2 |
22,3 |
34,4 |
49,5 |
46,7 |
43,9 |
Nguồn: Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC)
1.2. Tiêu thụ
Theo báo cáo của ANRPC, tiêu thụ và nhập khẩu cao su tự nhiên có xu hướng tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2010. Mức tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng 25%, Ấn Độ tăng 11,7% và Malaysia tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (ISRG) dự báo nhu cầu tiêu thụ cao thu thiên nhiên thế giới sẽ tăng 4,4% lên 9,8 triệu tấn trong năm 2010.
Bảng 2. Tiêu thụ và nhập khẩu cao su tự nhiên của một số nước chính
Đơn vị: 1.000 tấn
|
Trung Quốc |
Ấn Độ |
Malaysia |
Tiêu dùng |
Nhập khẩu |
Tiêu dùng |
Nhập khẩu |
Tiêu dùng |
Nhập khẩu |
Tháng 1-4/2009 |
835 |
513 |
283 |
24 |
143,9 |
163,4 |
Tháng 1-4/2010 |
1.048 |
602 |
316 |
37,1 |
194,4 |
253,5 |
Tốc độ tăng (%) |
25,5 |
17,3 |
11,7 |
54,6 |
13,6 |
30,4 |
Nguồn: ANRPC (Số liệu tiêu dùng của Trung Quốc là bao gồm cả cao su tự nhiên và cao su tổng hợp).
1.3 Biến động giá
Giá cao su tăng liên tục từ tháng 6 năm ngoái chạm mức cao kỷ lục 410 USD/tấn vào tháng tháng 4/2010 do nguồn cung nguyên liệu thô khan hiếm bởi hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài gây nắng nóng đã làm giảm sản lượng mủ của cây và chính sách cắt giảm sản lượng của ba nước sản xuất cao su lớn nhất trên thế giới trong đầu năm 2009 vì suy thoái kinh tế. Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2010 đã làm tăng nhu cầu về cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng. Từ đầu tháng 5 cho đến nay giá cao su có xu hướng giảm mạnh một phần do sự sụt giảm của giá dầu thô và đồng Yên; một phần do Trung Quốc bán cao su dự trữ với khối lượng lớn để giảm giá quá nóng. Đến giữa tháng 6 giá cao su các loại đều có xu hướng tăng trở lại do đồng USD lại suy yếu so với những đồng tiền lớn chủ chốt và khủng hoảng nợ tại Châu Âu đã phần nào dịu bớt.
Đồ thị 1: Giá cao su SMR20 và STR20
Đồ thị 2: Giá cao su RSS3 và RSS4
2. Sản xuất và thị trường trong nước
2.1. Sản xuất
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) năm 2010 ngành cao su dự kiến sẽ phát triển thêm diện tích khoảng 30.000-40.000 ha. Diện tích cao su của các tỉnh Tây Nguyên đã tăng lên trên 144.000ha với sản lượng mỗi năm đạt từ 111.000 tấn mủ cao su khô trở lên. Gia Lai là địa phương có diện tích cao su nhiều nhất với trên 73.300 ha, kế đến là tỉnh Đắk Lắk, với diện tích gần 29.400 ha; diện tích cao su còn lại là của các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, sản lượng mủ cao su đầu vụ năm 2010 giảm mạnh (chỉ đạt khoảng 70%) so với năm ngoái do thời tiến nắng nóng kéo dài, mưa đến muộn khiến cao su ra lá chậm. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn dự kiến sản lượng cao su của cả nước năm 2010 sẽ đạt khoảng 770.000 tấn mủ tăng 6,4% và năng suất tăng từ 1.717 kg/ha lên 1.730 kg/ha.
2.2. Xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, trong tháng 5/2010 lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu chỉ đạt 24.041 tấn, giảm 31% so với tháng 4 và giảm 44,2% so với cùng kỳ năm 2009. Về trị giá, kim ngạch xuất khẩu cao su trong tháng 5 đạt 68,8 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước nhưng tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2008 nhờ giá cao hơn 93,1%.
Khối lượng cao su xuất khẩu của 5 tháng đầu năm 2010 đạt 181.996 tấn, trị giá 494,86 triệu USD, giảm 1% về lượng nhưng tăng mạnh về trị giá, hơn 94,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá cao su tăng cao.
Bảng 3: Cao su thiên nhiên xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2010
Tháng |
Khối lượng (tấn) |
Trị giá
(triệu USD) |
Đơn giá (USD/tấn) |
SVR 3L (USD/tấn) |
So với năm 2009 (%) |
Khối lượng |
Trị giá |
Đơn giá |
1 |
54.344 |
136,74 |
2.516 |
2.945 |
40,1 |
173,4 |
95,1 |
2 |
22.002 |
55,95 |
2.543 |
3.034 |
-41,5 |
5,5 |
80,3 |
3 |
46.930 |
132,65 |
2.826 |
3.146 |
10,4 |
121,6 |
100,7 |
4 |
34.679 |
100,67 |
2.903 |
3.499 |
58,1 |
218,1 |
101,2 |
5 |
24.041 |
68,85 |
2.864 |
3.340 |
-44,2 |
7,8 |
93,1 |
Cộng |
181.996 |
494,86 |
2.730 |
3.193 |
-1,0 |
91,5 |
94,3 |
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Lượng cao su xuất khẩu giảm trong tháng 2 chủ yếu do thời gian nghỉ giao dịch nhiều ngày trong dịp Tết Nguyên Đán, sau đó phục hồi tốt trong tháng 3, kế tiếp giảm trong tháng 4 do lượng sản xuất ít vì ngưng khai thác trong mùa cây cao su thay lá. Đến tháng 5 lượng cao su xuất khẩu tiếp tục sụt giảm một phần do thời tiết khô hạn kéo dài làm sản lượng cao su đầu mùa khai thác còn thấp, một phần do chính sách hạn chế nhập khẩu cao su Việt Nam theo đường mậu biên của Trung Quốc.
Đồ thị 3: Các thị trường xuất khẩu cao su chính 5 tháng/2010
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam xuất khẩu, chiếm trên 60%, các thị trường lớn kế tiếp có thị phần khoảng từ 3-6% như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ và Malaysia. Việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch kèm giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng vẫn diễn ra bình thường, nhưng lượng cao su Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số lượng cao su xuất sang Trung Quốc trong các tháng đầu năm 2010. Do vậy, để đạt kế hoạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh khâu nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để chuyển sang xuất khẩu chính ngạch đến thị trường Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường khác.
2.3. Biến động giá
Cùng chung với xu thế của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động mạnh trong từ tháng 3/2010 cho đến nay. Giá cao su RSS3 bình quân tháng 3/2010 đạt 3.132 USD/tấn tăng lên 3.4489 USD/tấn tháng 4/2010 và giảm xuống còn 3.337 USD/tấn tháng 5/2010. Tuy nhiên, theo Hiệp hội cao su Việt Nam xuất khẩu cao su trong tháng 5/2010 đã giảm mạnh, chỉ con 20 ngàn tấn, kim ngạch 60 triệu USD trong khi tháng 4 là 32 ngàn tấn, tương đương 94 triệu USD. Nguyên nhân là do việc bán mủ cao su mậu biên sang thị trường Trung Quốc, vốn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị ách tắc.
Đồ thị 04: Giá cao su giao ngay của Việt Nam tháng 5-6/2010 (FOB HCM)
Nguồn: VRA
III. Nhận định và dự báo
Đúng như dự đoán của các chuyên gia, giá cao su thế giới đã đạt đỉnh vào tháng 4, giảm mạnh vào tháng 5 và tiếp tục tăng nhẹ trở lại trong tháng 6. Trong dài hạn, giá cao su hy vọng sẽ tăng hơn nữa do nhu cầu ổn định, đặc biệt từ các nhà sản xuất lốp xe trong khi cung không lớn. Việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu cao su cũng có ý nghĩa rất lớn tới thị trường này.
Giá cao su của Việt Nam đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, chủ yếu do nguồn cung hạn chế vào mùa khô và thời thiết bất lợi vào đầu mùa mưa, trong khi đó nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ tăng trưởng nhanh làm nguồn cung không kịp đáp ứng. Tháng 5/2010 do Trung Quốc tiếp tục hạn chế và ngừng nhập khẩu cao su theo đường mậu biên đã tác động làm giá cao su Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên mức giá vẫn còn cao hơn so với tháng 1 đầu năm và cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2010, theo nhiều dự báo, giá mủ cao su sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao và sẽ tăng khoảng 30% so với 2009. Chính sách kích cầu người dân sử dụng xe tải nhỏ từ phía Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp sản lượng ôtô nước này tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới trong năm nay sẽ khó có khả năng giảm mạnh do đà hồi phục kinh tế toàn cầu nên mủ cao su thiên nhiên vẫn là lựa chọn tối ưu trong ngành sản xuất săm lốp ôtô và thiết bị y tế. Dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới năm 2010 tăng khoảng 6% vào mức tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới sẽ tăng 4,4% so với năm 2009. Đây là một tín hiệu khả quan đối với sự bứt phá của cao su Việt Nam nói riêng và ngành cao su thế giới nói chung.