Hotline: 0908961396

Cao su rớt giá thị trường Việt thiệt hại nặng

22/12/2014
Cao su rớt giá thị trường Việt thiệt hại nặng
Năm 2014, mặt hàng cao su Việt Nam xuất khẩu đang gặp khó vì hàng loạt “ông lớn” như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore… đột ngột giảm mua.
 Thống kê từ Cổng xuất khẩu Việt Nam cho biết, riêng tháng 11/2014, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 108,48 nghìn tấn, giá trị gần 160 triệu USD.
 
Tính chung cả 11 tháng năm 2014, tổng khối lượng xuất khẩu cao su đạt 947,88 nghìn tấn ứng với giá trị 1,61 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng và 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Các số liệu thống kê đều cho thấy, trong năm 2013, mặc dù mặt hàng cao su Việt Nam gặp bất lợi do giá giảm nhưng xuất khẩu cao su vẫn đứng trong “Top 3″ mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng nông sản với 2,49 tỷ USD (chỉ sau gạo và cà phê).
Cao su Việt thua thiệt lớn do giá rớt thảm
 
 
Tình hình xuất khẩu cao su tại 8 thị trường lớn 11 tháng so với cùng kỳ 2013. Ảnh: V.Minh
 
Xét về khía cạnh thị trường, tính đến hết 11 tháng năm 2014, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường nhập khẩu cao su chính của Việt Nam, chiếm tới 69,64% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su ra thế giới.
 
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu lớn nhất, với kim ngạch 685,12 triệu USD, chiếm tới 42% thị phần nhưng lại giảm 30,26% so với cùng kỳ năm 2013.
 
Malaysia đứng thứ 2 với 291,55 triệu USD, giảm 36,96% so với cùng kỳ. Tiếp sau là Ấn Độ với kim ngạch 142,42 triệu USD, giảm 27,57%.
 
Cũng theo thống kê này, khá nhiều thị trường khác của cao su Việt Nam đều có sự sụt giảm khá lớn về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2013.
 
Đáng chú ý trong đó phải kể đến Phần Lan, Singapore và Mexico với kim ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam lẩn lượt giảm 71,76%, 68,51% và 51,59%.
 
Tuy nhiên, tại 2 thị trường Hà Lan và Canada, tuy lượng xuất khẩu không nhiều nhưng kim ngạch đã có sự chuyển biển khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lần lượt 28,28% và 15,02%.
 
Nguồn tin này cho hay, hiện nay, chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su, do đó nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su.
 
Điều này dẫn đến chất lượng của cao su xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, uy tín và cả thương hiệu của cao su Việt thấp hơn so với các nước trong khu vực.
 
Chính lý do này là nguyên nhân khiến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia và cả Indonesia.
Cao su Việt thua thiệt lớn do giá rớt thảm
 
Mặt khác, theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay, chưa có cơ chế bắt buộc kiểm tra chất lượng và có giấy chứng nhận chất lượng cho tất cả lô hàng cao su xuất khẩu, nên không tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đảm bảo chất lượng.
 
Trong khi đó, các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia có quy định bắt buộc tất cả lô hàng cao su xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng.
 
Tình trạng trên đã và đang dẫn đến một thực tế là người nhập khẩu cao su có xu hướng ưu tiên mua từ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.
 
Trongbối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây chính là một bất lợi rất lớn cho cao su xuất khẩu Việt Nam.

Vũ Minh/Theo bizlive