Hotline: 0908961396

Cao su xuất khẩu đang bị ép giá?

26/07/2013
Cao su xuất khẩu đang bị ép giá?
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trương Minh Trung – Chánh văn phòng, Trợ lý TGĐ Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết: 6 tháng đầu năm 2013, XK cao su Việt Nam ước đạt 79.000 tấn, giá trị đạt 188 triệu USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm, XK cao su đạt khoảng 383.000 tấn với giá trị đạt 976 triệu USD; giảm 5% về khối lượng và giảm 19,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung, giá cao su 5 tháng đầu năm giảm khoảng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012, đạt trung bình 2.595 USD/tấn. Nguyên nhân giá cao su giảm do đâu, thưa ông? Nguyên nhân khách quan lớn nhất là nguồn cung vượt cầu, tại Việt Nam tiêu thụ cao su nguyên liệu giảm cả về số lượng lẫn giá bán, do khó khăn chung của kinh tế thế giới. Cụ thể, thị trường Trung Quốc mặc dù vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 46,0% tổng giá trị XK nhưng tiêu thụ giảm mạnh trong thời gian qua: giảm 21,6% về khối lượng và giảm 30,7% về giá trị so với cùng kỳ. Thị trường XK cao su lớn thứ 2 của Việt Nam là Malaysia, chiếm tới 18,9% tổng giá trị XK trong 5 tháng đầu năm dù tăng 10,6% về khối lượng nhưng lại giảm 11,5% về giá trị. Như vậy, có thể thấy vấn đề giá cao su giảm là nguyên nhân cơ bản nhất làm giảm kim ngạch XK mặt hàng này ? Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 5-2013, lượng cao su XK tăng do sản lượng tăng vào đầu mùa thu hoạch, tuy nhiên do giá cao su trên thế giới giảm làm kim ngạch XK không tăng tương xứng với lượng. Nhu cầu tiêu thụ tăng chậm trong lúc sản lượng tăng nhanh trên thế giới đã tạo ra áp lực giảm giá. Bên cạnh đó, tồn kho cao su tăng cao ở Trung Quốc cũng như một số nước trên thế giới cũng là nguyên nhân tác động làm giảm giá cao su. Giá cao su giảm trong thời điểm hiện tại do nguồn cung tăng và nguồn tiêu thụ giảm, tồn kho cao su ở Trung Quốc tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn (đây là 2 thị trường lớn nhất thế giới). Dự kiến, nguồn cung cao su từ Thái Lan, nước dẫn đầu về XK cao su trên thế giới sẽ tăng trong những tháng vào vụ tiếp theo, tiếp tục tạo áp lực kéo giá cao su xuống. Ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, còn có nguyên nhân chủ quan nào trong nước thưa ông? Ngoài việc giá cao su giảm theo giá thị trường thế giới, cao su Việt Nam còn bị ép giá do chất lượng không đồng đều và cạnh tranh không lành mạnh. Vẫn biết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam luôn quan tâm đến việc kiểm soát chất lượng cao su sơ chế đối với các đơn vị thành viên nhưng cả VRG chỉ sản xuất chiếm 1/3 sản phẩm của cả nước, còn lại là do các thành phần khác, trong đó chủ yếu là tư nhân. Một bộ phận không ít tư nhân chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng cao su sơ chế nên xem nhẹ công tác quản lý chất lượng, khi XK ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng cao su việt Nam nói chung nên dễ bị đối tác ép giá. Nguyên nhân khác là hiện nay chúng ta chưa có cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng các sản phẩm cao su XK. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… đều có cơ quan cấp nhà nước như Tổng cục cao su, Bộ cao su trực tiếp quản lý giám sát chất lượng cao su xuất khẩu. Xin cảm ơn ông!
Huy Hoang Minh Co., Ltd
http://www.hhm.vn - theo caosu.net