Hotline: 0908961396

Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp cao su bắt đầu có hiệu quả

29/01/2013
Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp cao su bắt đầu có hiệu quả
Năm 2013, theo kế hoạch doanh thu của ngành công nghiệp cao su VRG sẽ tăng từ 949 tỷ lên 1.734 tỷ, chế biến gỗ tăng từ 2.974 tỷ lên 3.776 tỷ, góp phần làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận của các ngành ngoài cao su trong cơ cấu sản phẩm. Điều đó cho thấy việc đẩy mạnh phát triển cao su công nghiệp, chế biến gỗ của VRG trong giai đoạn 2006 – 2010 bắt đầu phát huy tác dụng.
Vỏ, ruột xe khó cạnh tranh Trong các ngành công nghiệp cao su thì có thể nói sản xuất vỏ, ruột xe là lĩnh vực VRG không có lợi thế cạnh tranh. Nguyên nhân là do về công nghệ và thiết bị, VRG hoàn toàn chưa nắm bắt được công nghệ vì chưa sản xuất. Trước đây tiền thân của VRG làTổng cục cao su do không có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp nên Viện nghiên cứu cao su trực thuộc VRG không tham gia vào việc nghiên cứu lĩnh vực này. Và hiện tại ngành công nghiệp Việt Nam cũng chưa sản xuất được thiết bị. Việt Nam đã có một số doanh nghiệp sản xuất vỏ xe như Casumina, Sao vàng, Cao su Đà Nẵng. . . tuy nhiên sản phẩm vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường như vỏ xe nặng, độ mài mòn lớn, độ ổn định khi chạy với tốc độ cao chưa chuẩn. Nói cách khác, phải nhập công nghệ, thiết bị của nước ngoài nếu phát triển. sản xuất vỏ ruột xe thì có thể xem là một thế mạnh tương đối của Việt Nam. Chỉ là thế mạnh tương đối vì nguyên liệu thích hợp nhất để sản xuất vỏ xe là mủ tờ xông khối ( RSS của Thái Lan), mủ khối không qua đánh đông acid (SMR 10, 20 của Malaysia, SIR 20,50 của Indonesia, SVR 10, 20 của Việt Nam) Các sản phẩm này lại không phải là sản phẩm phổ biến của Việt Nam (VRG sản xuất chủ yếu là SVR 3L, là loại có chất lượng cao hơn nhưng phải đánh đông bằng acid trước lúc chế biến). Ngoài ra mủ cao su thiên nhiên đã hình thành những thị trường kỳ hạn, tập trung ở Singapore, Malaysia, Luân Đôn . . .nên các nhà sản xuất vỏ xe lớn trên thế giới mua ở quốc gia sản xuất hay ở các thị trường này có giá chênh nhau không lớn. Hơn nữa, 40-60% nguyên liệu sản xuất vỏ xe là cao su nhân tạo nhưng Việt Nam chưa sản xuất được. Tuy nhiên Tập đoàn có thể phát huy được thế mạnh này vì chúng ta có thể cam kết cung cấp khối lượng lớn với chất lượng ổn định và giá cạnh tranh nếu nhà máy phải mua từ nước khác. Tăng sử dụng nguyên liệu cao su trong công nghiệp lên 15.000 tấn trong năm 2013 Nếu như vỏ xe VRG không có ưu thế thì sản phẩm nhúng thì lại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Với các yếu tố về công nghệ và thiết bị, thị trường, lao động tương tự như sản xuất xăm lốp ô tô nhưng nguyên liệu có thể xem là một thế mạnh của Việt Nam. Do đặc điểm khai thác đại điền nên chất lượng mủ li tâm của Việt Nam tốt và có khối lượng lớn, ổn định (hiện nay Malaysia là nước sử dụng nhiều mủ li tâm đã phải nhập khẩu mủ li tâm từ Việt Nam và Thái Lan). Do vậy mủ li tâm có chi phí vận chuyển và tồn trữ lớn hơn mủ khô nên nếu đặt nhà máy tại chỗ sẽ tiết kiệm được chi phí khá lớn. Điển hình trong việc thực hiện chiến lược này là ngay trong năm 2012 VRG đã ra mắt Công ty CP VRG Khải Hoàn với sản phẩm găng tay y tế. Với 16 dây chuyền sản xuất sau khi được đầu tư mở rộng, tổng công suất của nhà máy sẽ đạt 3 tỷ sản phẩm/năm. Định hướng đến năm 2015, Công ty CP VRG Khải Hoàn sẽ xây dựng nhà máy thứ 3 có công suất ngang với nhà máy thứ 2. Với 3 nhà máy cùng hoạt động, tổng sản lượng sẽ đạt 5 tỷ sản phẩm/năm, sử dụng 20.000 tấn cao su ly tâm nguyên liệu, tương đương 50% sản lượng cao su ly tâm mà VRG đang sản xuất hiện nay. Tiếp theo găng tay sẽ là sản phẩm chỉ sợi cao su sẽ được VRG thực hiện đầu tư sản xuất trong thời gian tới. Năm 2013, VRG sẽ nâng sản lượng găng tay y tế từ 1 tỷ sản phầm năm 2012 lên 2,5 tỷ sản phẩm, tăng 150%, nâng công suất băng tải từ 100 000 m2 lên 150 000 m2, duy trì sản lượng khoảng 2 triệu quả bóng thể thao và 2.000 tấn nệm gối. Tổng khối lượng nguyên liệu sử dụng cho công nghiệp cao su từ 6.000 tấn năm 2012 lên 15.000 tấn năm 2013. Ngoài ra, trong năm 2013 VRG sẽ triển khai nhà máy sản xuất chỉ sợi cao su công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm, hoàn chỉnh dây chuyền băng tải lõi thép Nhà máy cao su Bến Thành, găng tay Khải Hoàn, hoàn thành việc lắp đặt thiết bị để nâng công suất lên 3 tỷ sản phẩm vào quý I/2013; nâng công suất hệ thống xử lý nước thải nhà máy, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư đề nâng công suất từ 3 tỷ sản phẩm lên 5 tỷ sản phẩm vào 2015. Bên cạnh đó sẽ bổ sung trang thiết bị nhà máy latex foam sản xuất nệm, gối để tăng chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh. Gỗ MDF có lợi thế cao Các sản phẩm của Tập đoàn gồm ván MDF (làm nguyên liệu cho sản xuất đỗ gồ), đồ gỗ, ván cao su ghép tấm và gỗ phôi cao su. Với ván MDF thì có nhu cầu sử dụng tăng rất mạnh ở thị trường Việt Nam, tốc độ tăng trung bình khoảng 30%/năm, tăng theo tốc độ phát triển ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Hiện VRG hàng năm chỉ sản xuất được khoảng 70.000 m3, cung cấp chưa đến 10% nhu cầu thị trường trong nước. Với lợi thế diện tích cao su thanh lý hàng năm lớn, cành, nhành, gốc cao su, các phụ phẩm trong quá trình chế biến đồ gỗ hiện nay chủ yếu làm chất đốt có giá rẻ nên là nguồn nguyên liệu lý tưởng để sản xuất MDF. Tuy nhiên sản phẩm này cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. . .Với việc yếu tố giá thành và chất lượng quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm này nên Tập đoàn có lợi thế trong việc khống chế giá thành. Ngoài các nhà máy hiện có, VRG vừa chính thức hoàn thành và đưa vào sản xuất nhà máy chế biến gỗ MDF VRG Dongwha – liên doanh giữa VRG với Tập đoàn Dongwha của Hàn Quốc. Với quy mô sản xuất 1.000 m3/ngày và 300.000 m3/năm có tổng vốn đầu tư lên đến 125 triệu USD, đây là nhà máy có công suất chế biến gỗ MDF lớn nhất Châu Á. Ngoài ra, lãnh đạo VRG đã thống nhất chủ trương đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất gỗ MDF của Công ty CP MDF VRG Quảng Trị với công suất 120.000 m3 sản phẩm/năm. Song song đó, VRG đang tích cực xúc tiến các thủ tục để hoàn thành dự án chế biến gỗ MDF tại Kiên Giang, dự kiến công suất đạt 60.000 m3/năm – 120.000 tấn/năm. Ngoài ván gỗ MDF thì VRG còn sản xuất đồ gỗ : chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, mặt hàng này Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm trong các năm qua, thị phần của Tập đoàn không lớn chủ yếu sản xuất đồ gỗ ngoài trời, sản phẩm này chịu sự cạnh tranh từ khối các doanh nghiệp tư nhân, tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn không lớn. Thị trường đồ gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ sẽ chậm hơn các năm trước vì lợi thế lao động giá rẻ ngày càng giảm, các mặt hàng làm từ gỗ cao su của Tập đoàn được xem là một lợi thế do có nguồn gỗ nguyên liệu ổn định, Tập đoàn đang tận dụng lợi thế này để phát triển trong những năm tới để tăng giá trị gỗ cao su thanh lý Trong lĩnh vực sản xuất gỗ thì phôi sấy và ván ghép tấm từ gỗ cao su hiện chiếm khoảng 30% thị phần thị trường trong nước. Tuy nhiên sản phẩm này giá trị gia tăng không lớn, VRG đang thực hiện chủ trương giảm tỷ trọng sản phẩm này và tăng tỷ trọng sản xuất đồ gỗ thành phẩm
Thành Hiệp
www.hoangminhco.com