Hotline: 0908961396

Dự báo giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 đạt mức 3,67 tỷ USD

03/09/2011
Dự báo giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 đạt mức 3,67 tỷ USD
Theo Bản tin cập nhật dự báo một số thị trường nông sản tháng 8/2011 của Trung tâm tin học và thống kê Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 dự báo đạt mức 3,67 tỷ USD giảm so với con số dự báo gần 3,7 tỷ USD của tháng trước do khối lượng xuất khẩu thực tế giảm. Cụ thể như sau:

Tình hình sản xuất thế giới:

Nguồn cung cao su quý 3 tăng chậm do tình hình dịch bệnh trên lá diễn ra nghiêm trọng tại Việt Nam ảnh hưởng đến việc khai thác mủ. Sản lượng từ các nước thành viên (chiếm 92% tổng cung toàn cầu) được dự báo sẽ tăng 3,4% lên 2,77 triệu tấn từ tháng 7 đến tháng 9, sụt giảm mạnh so với tốc độ tăng 12,1% cùng kỳ. Tăng trưởng nguồn cung trong 2 quý đầu năm nay tương ứng là 10,5%  và 3,3%.  ARNPC  dự báo sản lượng  trong  quý 3 có thể tăng ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong khi nguồn cung tại Việt Nam có thể giảm 9,4% do nông dân chậm trễ khai thác mủ. Tổng cung cao su thiên nhiên dự kiến sẽ tăng 4,9% đạt 9,96 triệu tấn trong năm nay và có thể lên đến 10,3 triệu tấn vào năm 2012 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018.

Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ tiếp tục tăng trong tháng 7 đẩy tổng sản lượng cao su của nước này từ đầu năm cho đến nay đạt 238,4 ngàn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu cao su của nước này trong 7 tháng đầu năm 2011 tăng lên mức 62.056 tấn so với mức 56.208 tấn cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc được dự báo giảm 5,4% trong quý 3, khối lượng nhập khẩu dự kiến đạt 695.000 tấn so với 735.000 tấn trong cùng quý của năm trước.

Giá cao su tháng 8 tăng nhẹ nhưng đến cuối tháng 8 có xu hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ và châu Âu và giá dầu thô giảm. Tuy nhiên, theo dự báo của Reuteurs, giá cao su thế giới sẽ lên 400 Yên/kg vào cuối tháng 9  do nhu cầu từ các nước sản xuất ô tô chính của Châu Á tăng mạnh vào nửa cuối năm nay.

Giá cao su trên các thị trường chính ngày 19/8/2011

 

Giá cuối ngày

(USD/kg)

So với tuần trước

(%)

So với tháng trước

(%)

Tocom (RSS3)

4,64

-2,00

0,23

Sicom (RSS3)

4,59

-0,95

0,28

Malaysia (SMRCV)

4,9

-0,67

-1,08

Nguồn: Tocom, Sicom, Sàn giao dịch cao su Malaysia, Gafin Data & Research Unit

Tình hình trong nước:

Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 8 ước đạt 80 ngàn tấn với kim ngạch đạt 340 triệu USD. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 449 ngàn tấn với giá trị đạt 1,9 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010 nhưng khả năng vẫn duy trì được xu hướng tăng cho tới cuối năm 2011. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm tăng 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.346 USD/tấn.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su năm 2011 tăng khoảng 4% trong năm 2011 và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn. Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cao su những năm qua có thể dự báo giá trị xuất khẩu cao su  năm 2011 dự báo đạt mức 3,67 tỷ USD giảm so với con số dự báo gần 3,7 tỷ USD của tháng trước do khối lượng xuất khẩu thực tế giảm.

Dự báo xuất khẩu cao su năm 2011

 Thời điểm

Khối lượng (tấn)

r=12,8 %

Giá trị USD)

r=15,4 %

Tháng 1*Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

Tháng 7*

Tháng 8**

Tháng 9**

Tháng 10**

Tháng 11**

Tháng 12**

75.505

46.789

41.982

35.902

34.765

56.046

80.033

95.904

80.880

83.460

90.772

101.441

332.457.886213.791.339

175.293.619

156.278.555

151.255.194

244.482.502

340.431.940

383.657.860

339.363.505

367.606.452

440.662.944

526.327.541

Cả năm 2011

823.480

3.671.609.337
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kêGhi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo

 Một số mặt hàng nông sản khác:

1. MẶT HÀNG LÚA GẠO

1.1. Tình hình thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/12 đạt

456,3 triệu tấn, giảm 73.000 tấn so với dự báo đưa ra trước đó do sự sụt giảm sản lượng ở một số nước như Indonesia (dự báo sẽ giảm 300.000 tấn), Triều Tiên (100.000 tấn) và Hàn Quốc (60.000 tấn). Tuy nhiên sản lượng lúa gạo niêm vụ 2011/12 của Ai Cập được dự báo tăng 350.000 tấn và của Mỹ  tăng 40.000 tấn.

Tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 455,2 triệu tấn; giảm 1,1 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó nhưng vẫn tăng gần 7 triệu tấn so với niên vụ 2010/11. Các nước như Bangladesh, Ai Cập và Indonesia có sự gia tăng trong tiêu dùng lúa gạo trong khi giảm tại các nước Triều Tiên và Pakistan. Dự trữ cuối kỳ toàn cầu niêm vụ 2011/12 được dự báo ở mức 97,9 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó, chủ yếu là do có sự tăng dự trữ tại các nước Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên mức dự trữ được dự báo giảm tại các quốc gia như Bangladesh; Ai Cập, Brazil và Pakistan.

Dự báo thương mại lúa gạo toàn cầu năm 2012 sẽ  đạt 31,9 triệu tấn, giảm 240 ngàn tấn so với dự báo trước đó và giảm 3% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khối lượng lúa gạo xuất khẩu được dự báo giảm tại các nước xuất khẩu chính như: Thái Lan dự báo xuất khẩu gạo năm 2012 giảm 2,0 triệu tấn, đạt mức 8,0 triệu tấn; xuất khẩu gạo của Mỹ cũng được dự báo giảm 100.000 tấn, đạt 3,15 triệu tấn. Tuy nhiên, sự sụt giảm  của các nước trên được bù đắp bởi khôi lượng xuất khẩu tăng nhẹ tại Ấn Độ (tăng 700 ngàn  tấn, đạt 3,5 triệu tấn); Pakistan (tăng 700 ngàn tấn, đạt mức 3,9 triệu tấn); Ai Cập (tăng 300 ngàn tấn, đạt 500 ngàn tấn) và Brazil (tăng 150 ngàn tấn, đạt 700 ngàn tấn).

Về nhập khẩu, dự báo khối lượng nhập khẩu trong năm 2012 của Indonesia tăng 1,0 triệu tấn đạt mức 1,4 triệu tấn do kết quả dự báo sản lượng lúa gạo niêm vụ 2010/11 giảm. Nhập khẩu giảm tại Mỹ, năm 2012 dự báo nhập khẩu sẽ giảm 15.000 tấn, đạt 635.000 tấn.

Giá gạo xuất khẩu trong tháng này của các nước có sự điều chỉnh đáng kể. Giá các loại gạo trung bình và chất lượng cao của Thái Lan giảm so với tháng 7. Giá gạo 100% hạng B (giá FOB, Bangkok) đạt 560 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 7 nhưng giá các loại gạo chất lượng thấp lại có xu hướng tăng so với tháng 7; giá gạo A-1 100% siêu tấm tăng 3%, đạt 462 USD/tấn. Tại Mỹ giá gạo xuất khẩu cũng có xu thế tăng.

1.2. Tình hình trong nước

Lúa mùa: Tính đến ngày 15/8, tổng diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt hơn  1,432 triệu ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Bắc đã cơ bản hoàn thành diện tích gieo cấy đạt 1,14 triệu ha, bằng 97,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi các tỉnh phía Nam, ngoài thời gian tập trung thu hoạch lúa hè thu đã tích cực triển khai xuống giống lúa mùa đạt gần 300 ngàn ha, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lúa hè thu: Tại địa bàn Bắc Trung Bộ, mặc dù chịu ảnh hưởng do lúa đông xuân thu hoạch muộn, song vẫn gieo cấy đạt diện tích khá hơn vụ trước. Lúa hè thu hiện nay chủ yếu đang ở giai đoạn cuối làm đòng, trỗ. Lúa hè thu ở nhiều địa phương phát triển tốt, triển vọng cho năng suất cao. Trong tháng, bão số 3 đã gây mưa lớn, ngập lụt tại một số địa bàn, làm hư hại một số diện tích hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ lúa xuân hè đang cho thu hoạch, lúa hè thu trà sớm chuẩn bị cho thu hoạch, hè thu đại trà đang ở giai đoạn trỗ, hè thu muộn đẻ nhánh – đứng cái.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lúa hè thu đang trong thời kỳ thu hoạch rộ. Tính đến trung tuần tháng 8, các địa phương đã thu hoạch đạt hơn 1,2 triệu ha, chiếm 62,3% diện tích xuống giống. Một số địa phương có tiến độ thu hoạch nhanh như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp đạt 100% diện tích; An Giang, Long An, Tiền Giang thu hoạch từ 60- 80% diện tích. Theo đánh giá của nhiều địa phương lúa hè thu năm nay tiếp tục được mùa, được giá.

Do nguồn cung hạn chế nên giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng 10% so với tháng trước. So với giá gạo 5% tấm xuất khẩu hồi tháng 7 giá gạo 5% tấm xuất khẩu trong tháng 8 đã tăng 50 USD/tấn, đạt 555 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dẫn tới khoảng cách giữa gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan chỉ còn 5 USD/tấn trong khi con số này của tháng trước là 76 USD/tấn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 (tính đến 25/08/2011) đạt 435.587 tấn, trị giá 209,553 triệu USD đưa tống khối lượng gạo  xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 25/08/2011 đạt   trên 5 triệu tấn (5,055 triệu tấn) với trị giá 2,396 tỷ USD. Diễn biến thị trường trong và ngoài nước trong những tháng gần đây có nhiều yếu tố tác động trong đó nguồn cung và giá trong nước lên cao trong khi thị trường thế giới có nhiều yếu tố chưa ổn định đã khiến cho xuất khẩu của năm 2011 có thể có thay đổi so với dự báo của tháng trước. Do vậy dự báo xuất khẩu gạo của cả năm 2011 có thể đạt mức gần 7,3 triệu tấn, giảm hơn 100 ngàn tấn so với mức dự báo của tháng trước.

Dự báo khối lượng gạo xuất khẩu năm 2011

 Thời điểm Khối lượng (triệu tấn)r=14,4 % Giá trị USD)r=14,9 %
Tháng 1*Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

Tháng 7*

Tháng 8**

Tháng 9**

Tháng 10**

Tháng 11**

Tháng 12**

540.999494.530

895.614

785.690

644.293

667.953

652.246

625.228

456.790

543.818

461.786

527.604

282.081.680241.285.889

447.695.478

369.504.639

314.510.066

321.453.297

323.943.113

268.257.987

208.369.829

259.320.469

236.475.253

280.192.027

Cả năm 2011 7.296.552 3.553.089.726
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kêGhi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu

2. MẶT HÀNG THỦY SẢN

2.1. Tình hình thế giới

Theo Cục Nghề cá Liên bang Nga, trong nửa đầu năm 2011 khai thác thuỷ sản của nước này đạt 2,1 triệu tấn thuỷ sản, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2010, tập trung chủ yếu là cá trích, cá tuyết và cá hồi. Dự báo sản lượng cá hồi năm 2011 của Nga đạt 430.000 tấn, tăng 24% so với năm 2010. Nga cũng là quốc gia nhập khẩu cá hồi lớn trên thế giới. Trong 5 tháng đầu năm 2011 nhập khẩu cá hồi của Nga tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đối tác chính của Nga là NaUy, Trung Quốc, Aixơlen, Canada và Chilê.

Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tại các nước EU, Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản tăng cao đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ. Dự báo trong năm tài khoá 2010-2011 xuất khẩu thuỷ sản của quốc gia này sẽ đạt 2,84 tỷ USD và sẽ đạt 4 tỷ USD vào năm tài khoá 2011-2012. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực ống (chiếm 60,11%), sau đó là tôm đông lạnh (36,21%), thuỷ sản đông lạnh (28,03%) và mực nang tươi (18,45%).

Thị trường thủy sản tại Nhật Bản vẫn chưa thực sự phục hồi do nhu cầu không cao. Theo Hải quan Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2011 tổng nhập khẩu tôm HLSO và HOSO nguyên liệu đạt 83.675 tấn, trị giá trên 86.675 triệu Yên (khoảng 836,8 triệu USD), giảm 3% về lượng và 2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình nhập khẩu là 819 Yên (10 USD)/kg.

2.2. Tình hình trong nước

Sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 8/2011 ước đạt 254.000 tấn, đưa sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên con số 1.730 ngàn tấn, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó sản lượng cá đạt 1.619 ngàn tấn. Các tỉnh có sản lượng khai thác đạt khá như Bình Định (hơn 94 ngàn tấn), Bình Thuận (hơn 112 ngàn tấn), Bà Rịa Vũng Tàu (hơn 181 ngàn tấn), Kiên Giang (hơn 268 ngàn tấn) và Cà Mau (hơn 106 ngàn tấn).

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 8 ước đạt 282.000 tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng của 8 tháng đạt 1.845 ngàn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó sản lượng cá tra đạt hơn 700 ngàn tấn.

Xuất khẩu thuỷ sản 8 tháng đầu năm 2011 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Italia theo thứ tự lần lượt là 42,7%, 57,3% và 45,1%. Giá trị xuất khẩu đạt mức cao do giá tôm xuất khẩu trung bình trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, khoảng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,53 USD/kg. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng: giá tôm thẻ chân trắng từ 55.000-60.000 đồng/kg, tăng lên 85.000-93.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000-175.000 đồng/kg, tăng lên 210.000-225.000 đồng/kg.

Xu thế này phần nào đảm bảo mức dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm 2011 giữ vững ở mức hơn 6 tỷ USD, giảm so với  con số  dự báo 6,108 tỷ USD của tháng trước do khó khăn về nguyên liệu và thị trường.

Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011

 Thời điểm Giá trị XK (USD)(r=6,6%)  Thời điểm Giá trị XK (USD)(r=6,6%)
Tháng 1*Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

434.438.000257.770.000

459.368.000

465.964.000

481.812.000

519.223.435

Tháng 7*Tháng 8**

Tháng 9**

Tháng 10**

Tháng 11**

Tháng 12**

558.775.593600.815.528

586.063.391

615.298.515

540.194.854

514.360.995

Cộng 6.034.084.311
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kêGhi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu; * Giá trị thực tế; ** Giá trị dự báo

3. CÁC MẶT HÀNG KHÁC

3.1. Mặt hàng cà phê

Tình hình thế giới: Theo ước tính của ICO, tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2010/11 đạt 133,3 triệu bao, tăng 8,2% so với niên vụ 2009/10 và là mức sản lượng cao kỷ lục. Những ước tính ban đầu cho thấy tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2011/12 sẽ đạt khoảng  130 triệu bao, giảm 2,5%  so với sản lượng  của niên vụ 2010/11  do cây cà phê Arabica của Braxin – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới bước vào chu kỳ cho sản lượng thấp.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6/2011 đạt 8,8 triệu bao, tăng so với mức 8 triệu bao cùng kỳ năm 2010. Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của 9 tháng đầu niên vụ 2010/11 (từ tháng 10/2010-tháng 6/2011) đạt 80,7 triệu bao, tăng 15,9% so với xuất khẩu cùng kỳ niên vụ 2009/10. Đây cũng là mức xuất khẩu cao kỷ lục.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2010 đạt 131,3 triệu bao, tăng 2,4% so với mức tiêu thụ của năm 2009. Tiêu thụ nội địa của các quốc gia xuất khẩu cà phê trong năm 2010 đạt 40,4 triệu bao, chiếm 30% tổng tiêu thụ của toàn thế giới.

Sự điều chỉnh giảm giá cà phê trong tháng 6 tiếp tục được duy trì trong tháng 7 với chỉ số giá tổng hợp trung bình tháng 7 của ICO đạt 210,36 US cent/lb, giảm 2,4% so với tháng 6. Tuy nhiên, giá cà phê thế giới đã có sự phục hồi từ đầu tháng 8 đến nay khi chỉ số giá tổng hợp theo ngày của ICO tăng từ mức 200,06 US cent/lb ngày 1/8 lên mức 224,34 US cent/lb trong ngày 24/8, tương đương mức tăng 12,1%. Nguyên nhân giúp cho giá cà phê tăng liên tiếp trong tháng 8 là do đồng USD suy yếu cùng những nỗi lo về nguồn cung cà phê từ Việt Nam, Colombia, Indonesia, Ấn Độ do thời tiết xấu và sâu bệnh.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, đà tăng giá cà phê arabica thời gian tới sẽ bị chững lại bởi nguồn cung dồi dào từ Colombia và Trung Mỹ khi các quốc gia này bắt đầu vụ thu hoạch mới.

Tình hình trong nước: Vào đầu tháng 10 tới Việt Nam sẽ bước vào vụ thu hoạch mới

cho niên vụ 2011/2012.

Theo các hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên, mặc dù đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhưng hiện tượng rụng trái bất thường diễn ra trên diện rộng ở các khu vực trồng cà phê tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk. Theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tình trạng này có thể làm sản lượng cà phê vụ tới giảm khoảng 5% so với niên vụ trước. Trong khi đó, cây cà phê tại địa bàn huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai cũng đang phải đối mặt với triệu chứng vàng lá, khô cành rồi rụng quả do bị ve sầu cắn phá. Tình trạng này có thể góp phần làm giảm sản lượng cà phê của cả nước trong vụ thu hoạch sắp tới.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nước ta đã xuất khẩu 53,1 nghìn tấn cà phê trong tháng 7/2011, đạt giá trị 123,78 triệu USD, giảm 41% về lượng nhưng vẫn tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 794,8 nghìn tấn cà phê trong 7 tháng đầu năm 2011, đạt giá trị 1,77 tỷ USD; chỉ tăng nhẹ 7% về khối lượng nhưng vẫn tăng tới 61% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010 do giá xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2011 đã tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung cà phê trong nước bị hạn chế đã làm ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới nhưng đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho giá cà phê xuất khẩu của nước ta đạt mức cao.

Cùng chung đà tăng của giá cà phê thế giới, giá cà phê nhân xô giao dịch trong nước đã tăng mạnh 7 phiên liên tiếp từ mức 45.800 đồng/kg vào ngày 9/8 lên mức 50.300 đồng/kg vào ngày  18/8,  tăng tới 4.500  đồng/kg.  Sau khi điều  chỉnh  giảm nhẹ xuống  còn 49.200 đồng/kg 2 ngày sau đó, giá cà phê lại tiếp tục tăng mạnh và đạt mức 51.000 đồng/kg, mức cao nhất tính từ ngày 3/6. Tuy nhiên, giao dịch hiện rất ít vì hàng tồn kho của vụ cũ gần như đã cạn kiệt.

Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn cũng có xu hướng tăng trong tháng 8 và đạt mức 2.475 USD/tấn vào ngày 24/8, tăng 12% so với mức giá xuất khẩu hồi đầu tháng 8.

Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cà phê theo tháng qua các năm, có thể dự báo khối lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2011 ở mức gần 1,17 triệu tấn giảm so với con số dự báo của tháng trước (hơn 1,2 triệu tấn) do  nguồn cung trong nước hạn chế cũng như giá xuất khẩu trên thị trường quốc tế đạt mức cao.

Dự báo xuất khẩu cà phê năm 2011

 Thời điểm Khối lượng (tấn)r=15,6 % Giá trị USD)r=14,6 %
Tháng 1*Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

Tháng 7*

Tháng 8**

Tháng 9**

Tháng 10**

Tháng 11**

Tháng 12**

145.304144.275

160.569

126.187

98.150

67.286

53.069

57.811

49.632

48.939

71.581

146.464

282.794.437303.146.498

365.007.403

302.130.631

238.241.468

157.182.864

123.781.533

106.044.897

90.862.252

88.348.171

126.542.082

261.064.472

Cả năm 2011 1.169.265 2.445.146.708
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kêGhi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo

 

3.2. Mặt hàng hồ tiêu

Tình hình thế giới: Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), xuất khẩu hồ tiêu từ 6 nước xuất khẩu chính (Braxin, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Srilanka) trong 2 quý đầu năm 2011 đạt 123 ngàn tấn , giảm 3% so với mức 126 ngàn tấn cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu từ Braxin,  Việt Nam và Sri-lanka  giảm trong khi xuất khẩu từ Ấn độ, Indonesia và Malaysia được ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2010.

Thị trường hồ tiêu thế giới đang trông đợi vào vụ thu hoạch tới của Indonesia và Braxin  để  giảm  bớt  tình  hình  thiếu  hụt.  Tuy  nhiên,  theo  báo  cáo  thì  vụ  thu  hoạch  của Indonesia không tốt do ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết xấu, khối lượng xuất khẩu có thể chỉ đạt 20 ngàn tấn. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới nhận định, sản lượng hồ tiêu năm 2011 của Braxin sẽ đạt 27 ngàn tấn, giảm 8 ngàn tấn so với mức dự báo trước đó. Tổng khối lượng xuất khẩu của Braxin 6 tháng đầu năm đạt 13.369 tấn với trị giá 65,2 triệu USD, giảm 7% về số lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Braxin với tỷ trọng tương ứng là 41% và 19%; kế đến là Mexico nhập khẩu khoảng 9% và Tây Ban Nha nhập khẩu khoảng 5%.

Giá hồ tiêu tại sàn Kochi chốt phiên ngày 25/8 giao kỳ hạn tháng 9,10,11,12 lần lượt là 32.879; 33.363; 33.652 và 34.000 rupi/tạ, tăng 330-360 rupi/ tạ so với mức giá tại thời điểm đầu tháng. Tại thị trường Châu Âu, giá tiêu đen Ấn Độ giao ngay đạt 7.700 USD/tấn, tiêu trắng Muntok giao ngay đạt 9.300 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với mức giá đầu tháng

8. Tại Ấn Độ, giá thu mua hồ tiêu tăng mạnh trở lại sau khi giảm nhẹ vào thời điểm giữa tháng, giá tiêu đen nội địa đang ở mức 6.430 USD/tấn; giá tiêu xuất khẩu đạt 6.760 USD/tấn tăng 230 USD/tấn (tương đương 3,4%) so với thời điểm đầu tháng. Cùng với xu hướng biến động tăng của giá hồ tiêu thế giới, tại thị trường Indonesia giá tiêu biến động tăng mạnh trong tháng 8 – giá thu mua tiêu đen nội địa ở mức 6.142 USD/tấn, giá tiêu đen xuất khẩu đạt 6.900

USD/tấn tăng lần lượt 8,2% và 7,8% so với mức giá đầu tháng, giá tiêu trắng ổn định trong tháng: tiêu trắng nội địa đạt 8.099 USD/tấn, tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.000 USD/tấn.

Dự báo trong ngắn hạn, khuynh hướng giá trên thị trường hồ tiêu thế giới sẽ phụ thuộc vào mức dự trữ tại Việt Nam và những thông tin về sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Braxin vào tháng 9. Giá hồ tiêu chào bán từ Ấn Độ sẽ chịu sự chi phối bởi giá hồ tiêu chào bán từ Việt Nam và Indonesia trên thị trường quốc tế. Giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Tình hình trong nước:  Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, nửa đầu tháng 8/2011 cả nước đã xuất khẩu được 7.415 tấn hồ tiều các loại, kim ngạch đạt 45,4 triệu USD tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2010 với mức tăng 125,9% về lượng và 236,1% về giá trị. Tính lũy tiến từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2011 xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 90.215 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 499,4 triệu USD, tăng lần lượt 3,5% về lượng (tương đương tăng 3.043 tấn) và tới 74,7% về giá trị (tương đương 213,5 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ trong 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đã vượt qua mức tổng giá trị xuất khẩu 421,6 triệu USD của cả năm 2010. Nguyên nhân do giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh: giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 5.499 USD/tấn tăng 70,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của nước ta: tỷ trọng xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 22% với khối lượng xuất khẩu đạt 15.170 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt

88,1 triệu USD tăng 128,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ và Indonesia – 2 quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn cũng đã nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu của nước ta: Trong tháng 7/2011, Ấn Độ đã nhập của Việt Nam 1.030 tấn tiêu các loại, đưa tổng khối lượng nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 5.287 tấn với kim ngạch đạt 27,2 triệu USD. Tương tự như vậy, Indonesia cũng nhập 282 tấn trong tháng 7, nâng tổng khối lượng nhập khẩu tính từ đầu năm lên 877 tấn.

Giá thu mua hồ tiêu nội địa tháng 8 đã tăng tương đối mạnh. Giá tiêu đen từ mức 110-112 ngàn đồng/kg ngày 1/8 tăng lên mức kỷ lục 130-131 ngàn đồng/kg vào ngày 25/8 tương đương mức tăng 18-20%. Tương tự như vậy giá thu mua tiêu trắng nội địa tăng 5-10 ngàn đồng/kg và hiện ở mức 160-165 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá thu mua hồ tiêu nội địa tăng mạnh là do nguồn cung thế giới khan hiếm, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh khiến các doanh nghiệp tích cực thu mua để đẩy mạnh xuất khẩu. Giá tiêu xuất khẩu ổn định ở mức cao trong tháng 8: giá tiêu đen 500g/l FOB đạt 5.400-5.500 USD/tấn, tiêu đen 550g/l FOB 5.900-6.000 USD/tấn, tiêu trắng ở mức 7.900-8.000 USD/tấn.

Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm nay có thể đạt mức hơn 756 triệu USD giảm 44 triệu USD so với con số dự báo của tháng trước do nguồn cung  hạn chế làm giảm khối lượng xuất khẩu.

Dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2011

 Thời điểm Khối lượng (tấn)r=15.5 % Giá trị USD)r=13,7 %
Tháng 1*Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5*

Tháng 6*

Tháng 7*

Tháng 8**

Tháng 9**

Tháng 10**

Tháng 11**

Tháng 12**

4.6935.164

16.148

15.219

13.102

15.177

13.168

10.969

8.679

8.197

7.380

7.124

23.017.43824.175.864

80.140.241

83.574.697

76.391.207

87.696.885

78.465.728

70.815.588

60.655.320

59.700.340

55.293.721

54.889.879

Cả năm 2011 125.021 754.816.907
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kêGhi chú:  r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo
THANH HIEP
www.hoangminhco.com