ANRPC vừa điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp dự báo mức tăng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2011 xuống 9,936 triệu tấn.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tại Tokyo (sàn giao dịch TOCOM) đạt 392,2 /kg, cao chưa từng có kể từ ngày 28/4/2011.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải giá tăng 395 NDT lên 32.690 NDT (5.033,933 đô la)/tấn.
Hiệp hội sản xuất
cao su thiên nhiên (ANRPC) vừa điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp dự báo về mức tăng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2011 xuống 9,936 triệu tấn, tức là thấp hơn 5,8% so với 10,025 triệu tấn dự báo cách đây 1 tháng, và thấp hơn 6,4% so với dự báo một năm trước đây. Sản lượng năm 2010 là 9,47 triệu tấn.
Trên thị trường physical (hàng thực), cao su tăng giá khoảng 0,05 USD/kg, với cao su RSS3 của Thái lan (kỳ hạn tháng 7) đạt 5,15 USD/kg. Mặc dù vậy, giá cao su physical hiện vẫn thấp hơn 20% so với mức kỷ lục cao 6,40 đô la/kg hồi tháng 2.
Trên thị trường nội địa, giá cao su lập kỷ lục cao trong lịch sử, với mủ cao su tươi thu mua trực tiếp tại cây ở Bình Phước đạt 27.000-36.000 đồng/1 lít mủ tươi, tăng 10% chỉ trong vòng 1 tuần.
Ngoài ảnh hưởng từ việc giá thế giới tăng, việc chi phí sản xuất tăng và thời tiết biến đổi thất thường ở Đông Nam bộ, với các hiện tượng mưa đá và lốc xoáy, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây cao su.
Trong thời gian tới, cao su sẽ chịu tác động từ hai yếu tố trái chiều: nhu cầu yếu từ Trung Quốc do chính sách thắt chặt tiền tệ, và sản lượng cao su toàn cầu không cao như dự đoán.
Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng của Indonesia và Philippines sẽ không cao như dự kiến. Sản lượng của Indonesia được dự báo sẽ chỉ đạt 2,891 triệu tấn, thấp hơn mức 2,972 triệu tấn dự báo cách đây một tháng, trong khi sản lượng của Philippines được cho là sẽ đạt 107.000 tấn, so với 114.000 tấn dự báo trước.
Dự báo giá cao su tại TOCOM sẽ tiếp tục tăng vào ngày 27/5, sau khi vượt ngưỡng 390 Yên/kg.