RSS3 là 1,85 đô la Mỹ/kg, SRT20 là 1,59 đô la Mỹ/kg, mặt hàng SMR20 của Malaysia là 1,58 đô la Mỹ/kg, tất cả đều tăng 10-50 xu Mỹ/kg so với thời điểm tuần cuối cùng của tháng 5.
Trên sàn giao dịch Tocom (Nhật),
giá cao su giao hàng trong tháng 7-2015 là 218 yên Nhật/kg, còn giá giao hàng vào tháng 8-2015 là 223 yên Nhật/kg, và giá giao tháng 11-2015 là gần 230 yên Nhật/kg.
Như vậy,
giá cao su trong các hợp đồng tương lai đều tăng. Đây có thể xem là tín hiệu vui cho người trồng
Cao su sau một thời gian dài giảm giá.
Tại Việt Nam, người trồng cao su tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên cũng được hưởng lợi khi giá trong nước cũng tăng theo. Cụ thể, hiện giá SVR3L là 29.800 đồng/kg, giá cao su SVR10 là 24,600 đồng/kg, cả hai mặt hàng này đều tăng gần 1.000 đồng/kg so với ngày giao dịch ngày 21-5.
Trong thời gian qua, khi giá cao su xuống thấp, những quốc gia có sản lượng cao su lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia thường có những chính sách đối phó lại đà giảm giá trên
thị trường toàn cầu.
Lần này, thị trường phản ứng tích cực sau khi Thái Lan chặt hạ một số diện tích cao su trồng ngoài quy hoạch. Đây là diện tích cao su được trồng mời khoảng mấy năm trước, khi giá cao su ở mức cao vào thời điểm 2007-2008.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), trong những năm tới, giá cao su nếu có tăng cũng chỉ ở mức dưới 2.500 đô la Mỹ/tấn.
Theo hãng tin Bloomberg, từ nay đến 2020 nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới vẫn ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân là nhu cầu của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, vẫn chưa phục hồi.
VRA cho biết,
giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh khiến cho giá cao su tổng hợp trở nên rẻ hơn, và vì thế, giá cao su thiên nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá này.