Hotline: 0908961396

Nguồn cung cao su sẽ tiếp tục khan hiếm đến năm 2018

27/07/2011
Nguồn cung cao su sẽ tiếp tục khan hiếm đến năm 2018
Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ còn "khan hiếm" tối thiểu trong 7 năm sắp tới do sản lượng từ các quốc gia trồng chủ lực không thể đáp ứng được với nhu cầu gia tăng từ các nhà sản xuất lốp xe và găng tay, theo tổ chức các nhà trồng cao su.

Khan hiếm trong nguồn cung sẽ tiếp tục cho đến 2018 vì gia tăng trong sản lượng thì quá thấp hoặc khiêm tốn, theo nhà kinh tế cao cấp Jom Jacob, thuộc Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đã cho biết trong buổi phỏng vấn tại Bangkok vào ngày 19 tháng 07.

Khối lượng lớn cây cao su đang khai thác được trồng trong những năm 1980 sẽ phải bị thanh lý trong giai đoạn từ 2012 – 2018, sẽ làm giảm diện tích vườn cây trên toàn thế giới, Jacob cho biết. Tuy nhiên, nông dân đã hoãn việc chặt bỏ cây để hưởng thời kỳ giá đang cao.

Hợp đồng giao tháng 12 hôm nay tăng 3,2% đạt 390,9 yen/kg tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo.

Tuổi cây

Sản lượng từ các quốc gia hội viên ANRPC sẽ tăng tối đa lên 10,3 triệu tấn vào sang năm từ sản lượng 9,9 triệu tấn trong năm nay, theo số liệu của Hiệp hội. Sản lượng có thể tăng lên đến 12,2 triệu tấn vào năm 2015 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018.

Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển cao trong khi tăng trưởng tại Indonesia  Malaysia dường như sẽ ổn định, theo ông Jacob.

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cao su trong năm 2015 có thể tăng từ 5,8 đến 6,6%, so với từ 2 đến 6% trong các năm bình thường vì các cây trồng trong năm 2008 sẽ sẵn sàng được đưa vào cạo.

Thiếu hụt cao su thiên nhiên có thể sẽ lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020 do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe đã đẩy tiêu thụ lên khoảng 15,4 triệu tấn, Nhu cầu trong năm nay có thể đạt 4,7% lên 11,2 triệu tấn, Stephen Evans, Tổng Thư ký của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế cho biết vào ngày 08 tháng 06.

Nguồn cung cao su sẽ tiếp tục khan hiếm đến năm 2018

Nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ còn "khan hiếm" tối thiểu trong 7 năm sắp tới do sản lượng từ các quốc gia trồng chủ lực không thể đáp ứng được với nhu cầu gia tăng từ các nhà sản xuất lốp xe và găng tay, theo tổ chức các nhà trồng cao su.

Khan hiếm trong nguồn cung sẽ tiếp tục cho đến 2018 vì gia tăng trong sản lượng thì quá thấp hoặc khiêm tốn, theo nhà kinh tế cao cấp Jom Jacob, thuộc Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đã cho biết trong buổi phỏng vấn tại Bangkok vào ngày 19 tháng 07.

Khối lượng lớn cây cao su đang khai thác được trồng trong những năm 1980 sẽ phải bị thanh lý trong giai đoạn từ 2012 – 2018, sẽ làm giảm diện tích vườn cây trên toàn thế giới, Jacob cho biết. Tuy nhiên, nông dân đã hoãn việc chặt bỏ cây để hưởng thời kỳ giá đang cao.

Hợp đồng giao tháng 12 hôm nay tăng 3,2% đạt 390,9 yen/kg tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo.

Tuổi cây

Sản lượng từ các quốc gia hội viên ANRPC sẽ tăng tối đa lên 10,3 triệu tấn vào sang năm từ sản lượng 9,9 triệu tấn trong năm nay, theo số liệu của Hiệp hội. Sản lượng có thể tăng lên đến 12,2 triệu tấn vào năm 2015 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018.

Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển cao trong khi tăng trưởng tại Indonesia  Malaysia dường như sẽ ổn định, theo ông Jacob.

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cao su trong năm 2015 có thể tăng từ 5,8 đến 6,6%, so với từ 2 đến 6% trong các năm bình thường vì các cây trồng trong năm 2008 sẽ sẵn sàng được đưa vào cạo.

Thiếu hụt cao su thiên nhiên có thể sẽ lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020 do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe đã đẩy tiêu thụ lên khoảng 15,4 triệu tấn, Nhu cầu trong năm nay có thể đạt 4,7% lên 11,2 triệu tấn, Stephen Evans, Tổng Thư ký của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế cho biết vào ngày 08 tháng 06.

Nhu cầu của Trung Quốc

Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới có thể sẽ sử dụng 3,5 triệu tấn cao su thiên nhiên trong năm nay, tăng 6,1% so với năm trước cũng theo ANRPC. Doanh số bán ra ôtô tại quốc gia châu Á này, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, có thể tăng khoảng 5% trong năm nay, theo Zhu Yiping, bộ phận thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã cho biết vào ngày 08 tháng 07.

Thiếu hụt nguồn cung tại Ấn Độ, quốc gia mua cao su lớn thứ hai sẽ gia tăng khi doanh số bán ra ôtô đã đẩy nhu cầu lốp xe lên, Vinod Simon, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp cao su toàn Ấn Độ (AIRIA: All India Rubber Industries Association) đã cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày 19 tháng 07. Thiếu hụt có thể sẽ gia tăng lên 840.000 tấn trong năm 2020 từ mức 175.000 tấn trong năm nay, ông cho biết thêm.

Bridgestone Corp. và các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ bao gồm Apollo Tyres Ltd. (APTY) và MRF Ltd. (MRF) đang đầu tư 3 tỷ USD vào nhà máy để đáp ứng nhu cầu gia tăng lốp xe, theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ôtô (ATMA: Automotive Tyre Manufacturers' Association). Theo chính phủ Ấn Độ, lượng ôtô bán ra tại quốc gia đông dân hàng thứ hai thế giới sẽ tăng gấp đôi lên 3 triệu chiếc vào năm 2015.

Huy Hoàng
www.hhmrubber.com