Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 28-3, bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký VRA, cho biết do chi phí đầu tư tốn kém nên nhiều nhà máy sơ chế cao su, chủ yếu là các nhà máy tư nhân (công suất từ vài trăm đến trên một ngàn tấn/năm). Trong khi đó, các nhà máy lớn đều đã có hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn đề ra.
Ngoài chi phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải chiếm 30-50% tổng kinh phí xây dựng nhà máy thì một khó khăn khác theo bà Hoa là công nghệ xử lý chất thải thay đổi khá nhanh nên nhiều doanh nghiệp không biết phải chọn công nghệ nào để đầu tư.
“Để các nhà máy quan tâm hơn đến khâu xử lý chất thải sau giai đoạn sơ chế, theo tôi nhà nước cần trích một phần ngân sách từ khuyến công, khuyến nông để hỗ trợ các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy có công suất nhỏ hơn 1.000 tấn/năm”, bà Hoa cho biết.
VRA cho biết, hiện 144 máy sơ chế cao su thiên nhiên được phân bố khắp các vùng có trồng cao su đã cho thu hoạch mủ với tổng công suất khoảng 977.000 tấn, vượt quá nguồn nguyên liệu thu hoạch 200.000 tấn. Số lượng nhà máy sơ chế cao su tập trung nhiều tại Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và Bắc Trung bộ.