Theo ANRPC, nhu cầu đối với cao su tự nhiên trong quý 1/2012 dự đoán tăng 3,1%. Đồng thời, trong cả năm 2012, tiêu dùng cao su tự nhiên của Ấn Độ có thể tăng 4,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tiêu dùng 1,4% trong năm 2011.
Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe (ATMA) cho biết sản lượng lốp xe tải/xe buýt trong tháng 1/2012 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, sản lượng lốp xe chở khách và xe thương mại hạng nhẹ lại giảm lần lượt 5% và 1%. Tuy nhiên, lốp xe tải/xe buýt có ảnh hưởng chi phối mạnh hơn lốp xe thương mại trong nhu cầu đối với cao su tự nhiên, ANRPC chỉ ra.
Sản lượng cao su của Ấn Độ dự đoán tăng 4% trong năm 2012, giảm so với mức tăng trưởng 4,9% trong năm 2011. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng cao su tự nhiên của các nước thành viên ANRPC dự báo giảm mạnh trong năm 2012. Tổng sản lượng cao su tự nhiên từ ANRPC giảm 12,8% trong tháng 1/2012.
Bất chấp sự tăng giá cao su mạnh, sản lượng cao su tự nhiên tháng 1/2012 giảm xuống mức 291 ngàn tấn (so với 385 ngàn tấn trong tháng 1/2011) tại Thái Lan, 239 ngàn tấn (so với 247 ngàn tấn trong tháng 1/2011) tại Indonesia và 85 ngàn tấn (so với 108,7 ngàn tấn) tại Malaysia. Giá giảm chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc tụt giảm mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu cao su tự nhiên tại Ấn Độ và Việt Nam tăng trong tháng 1/2012.
Tại Malaysia, mưa lớn bất thường trong suốt một tháng, kể từ giữa tháng 2 làm gián đoạn hoạt động thu hoạch mủ cao su tại nước này. Khu vực Hải Nam, vành đai sản xuất cao su chính của Trung Quốc, cũng trải qua mưa bất thường trong tháng 3/2012, khiến vườn cao su có thể chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong quý 1/2012, sản lượng cao su tự nhiên từ ANRPC giảm 5,1% trong quý 1/2012. Do đó, nguồn cung năm 2012 được điều chỉnh giảm từ 10,529 triệu tấn xuống 10,42 triệu tấn. Điều chỉnh giảm cho thấy mức tăng trưởng sản lượng chỉ ở mức 1,1% so với năm 2011. Trước đó, sản lượng cao su tự nhiên được dự đoán tăng 2,6%. Trong khi đó, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu tăng 8,6% lên mức 10,305 triệu tấn trong năm 2011.