giờ đây đã giảm xuống thấp hơn chi phí sản xuất ảnh hưởng nặng nề đến nông dân cao su tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia – cung cấp 2/3 sản lượng cao su trên thị trường trị giá 36 tỷ USD/năm, và các nước khác tại Đông Nam Á.
Yium Tavarrolit, giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo), cho hay, nông dân đang gặp khó khăn do giá bán quá thấp dưới chi phí sản xuất, khiến nhiều người trong số họ phải ngừng khai thác mủ, chuyển sang công việc khác, thậm chí chặt bỏ
cây cao su.
Cung-cầu
IRCo cho rằng giới đầu cơ đang làm “méo mó”
giá cao su và rằng cán cân cung cầu không thể khiến giá xuống thấp như vậy.
Nhưng theo giới phân tích, các thương nhân vẫn đang giữ thái độ “chờ và xem” do động thái can thiệp thị trường mới đây của chính phủ Thái Lan.
Thái Lan sẽ tiến hành chương trình trị giá 2 tỷ USD, bao gồm cả mua
cao su trực tiếp từ nhà sản xuất như một phần trong dự án kích thích nông nghiệp trị giá 11 tỷ USD.
Theo một nhà môi giới tại Tokyo, những hành động can thiệp
thị trường của Thái Lan “luôn luôn thất bại. Theo ông này, điều mà chính phủ Thái Lan cần làm là “chặt bỏ bớt cây cao su và kiểm soát nguồn cung”. Nếu không sản lượng cao su tiếp tục tăng và chính phủ sẽ phải mua cao su, nhưng thị trường toàn cầu không thể mua cao su với giá cao như vậy”.
Dự cung cao su năm nay dự đoán đạt 300.000 tấn.
Tuy nhiên, Yium Tavarrolit, giám đốc điều hành IRCo cho rằng Thái Lan và chính phủ các nước khác không có lựa chọn nào khác ngoài việc hỗ trợ nông dân cao su.
Yium Tavarrolit, giám đốc điều hành IRCo, cho biết “Việc hỗ trợ nông dân ngay lập tức là rất cần thiết, song trong dài hạn, nên đưa ra những biện pháp bền vững hơn. Đối với tình hình hiện tại, chính phủ không có lựa chọn nào ngoài việc tiến hành bất kỳ biện pháp nào có thể hỗ trợ được nông dân cao su đang gặp khó khăn”.