Việt Nam với số lượng xe gắn máy ước 20 triệu chiếc, tính thêm ô tô và xe tải, các sản phẩm cao su khác, ở nước ta mỗi năm sẽ thải ra môi trường khoảng 400.000 tấn phế liệu cao su. Số lượng 400.000 tấn cao su được tái sử dụng quả là không nhỏ .....
Cao su phế thải từ vỏ ruột xe, vật dụng bằng cao su... sẽ được tái sinh để sử dụng lại, góp phần bảo vệ môi trường.
Từ yêu cầu đặt hàng của Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh, nhóm các nhà khoa học do ThS. Đinh Tấn Thành làm trưởng nhóm, đã nghiên cứu thực hiện dây chuyền tái sinh cao su từ vỏ ruột xe phế thải, các sản phẩm bằng cao su như băng tải, giày dép, dây đai truyền động, ống... đã sử dụng hoặc phế phẩm từ các nhà máy sản xuất. Công trình đã đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 2009.
Việt Nam với số lượng xe gắn máy ước 20 triệu chiếc, tính thêm ô tô và xe tải, các sản phẩm cao su khác, ở nước ta mỗi năm sẽ thải ra môi trường khoảng 400.000 tấn phế liệu cao su. Số lượng 400.000 tấn cao su được tái sử dụng quả là không nhỏ .....
Về phía nhà sản xuất, để đạt tiêu chuẩn môi trường ISO 14000, phải tìm kiếm các phương pháp tái chế hay tái sử dụng như phương pháp nghiền bột và trộn chung với cao su bán thành phẩm nhưng kết quả về chất lượng không phù hợp yêu cầu. Tại các thành phố lớn, cao su từ các vỏ xe tải lớn được cắt gọt làm một số chi tiết như đệm giảm chấn, thùng chứa... nhưng còn các phần không dùng được sẽ làm gì? Các phương pháp tái sinh ra đời nhằm sử dụng lại lượng cao su phế thải được xem là phương pháp hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Vấn đề còn lại là làm thế nào đạt chất lượng và chi phí thấp.
Trước đây, với các phương pháp tái sinh cao su chủ yếu bằng nhiệt và hóa dẻo, cao su bị giảm cấp rất nhiều nên các nhà sản xuất chỉ sử dụng một lượng nhỏ so với số lượng thải bỏ hoặc dùng cho các sản phẩm cấp thấp sản lượng không nhiều...
Từ thực tế đó, ThS Đinh Tấn Thành và cộng sự đã nghiên cứu đề tài cao su tái sinh trong nhiều năm và đã đưa ra được quy trình sản xuất với ưu điểm là không yêu cầu thiết bị cao cấp, đắt tiền và có thể chế tạo được trong nước. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đã được nghiên cứu thực hiện tại chỗ, đạt công suất ở quy mô nhỏ 300 kg/ngày. Một số sản phẩm từ cao su tái sinh đã được đưa ra thị trường với chất lượng không thua kém so với sản phẩm làm từ cao su mới.
Các kết quả thí nghiệm về chất lượng đều cho thấy sản phẩm cao su tái sinh trong nước vượt trội so với các mẫu cao su tái sinh từ nước ngoài. Thậm chí, so sánh về tính năng cơ lý với cao su tái sinh của công trình nghiên cứu đăng trên Journal of Elastomer and Plastic, Vol 36 - Apr 2004 của các tác giả Yehia, Ismail (Viện Nghiên cứu quốc gia Ai Cập), Abdel-Bary (Viện Đại học Mansoura, Ai Cập) và M.A. Mull Technology Resources (Auburn, AL, Mỹ) cho thấy, cường lực và độ dãn đứt của mẫu cao su tái sinh của ThS Đinh Tấn Thành và các cộng sự, đều hơn hẳn.
Tuy nhiên, vấn đề các nhà khoa học còn băn khoăn là quy mô sản xuất 300 kg/ngày so với sản lượng 30.000 tấn/tháng phế liệu vượt quá khả năng của họ về vốn đầu tư, nhà xưởng máy móc trang thiết bị để có thể triển khai sản xuất đại trà.