Hotline: 0908961396

Xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 5 tháng đầu năm 2010

17/6/2010
Xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 5 tháng đầu năm 2010
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5 lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu chỉ đạt 24.041 tấn, giảm 31 % so với tháng 4 và giảm 44,2 % so với cùng kỳ năm trước. Về trị giá, kim ngạch xuất khẩu cao su trong tháng 5 đạt 68,8 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước nhưng tăng 7,8 % so cùng kỳ năm 2008 nhờ giá cao hơn 93,1 %.

Đến hết 5 tháng đầu năm 2010, lượng cao su xuất khẩu đạt 181.996 tấn, trị giá 494,86 triệu USD, giảm 1% về lượng nhưng tăng mạnh về trị giá, hơn 94,3 % so cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ giá cao.

Thống kê cao su thiên nhiên xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2010

Tháng Lượng

 

(tấn)

Trị giá

 

(triệu USD)

Đơn giá

 

(USD/tấn)

SVR 3L

 

(USD/tấn)

So 2009 (%)
2010 Lượng Trị giá Đơn giá
1 54.344 136,74 2.516 2.945 40,1 173,4 95,1
2 22.002 55,95 2.543 3.034 -41,5 5,5 80,3
3 46.930 132,65 2.826 3.146 10,4 121,6 100,7
4 34.679 100,67 2.903 3.499 58,1 218,1 101,2
5 24.041 68,85 2.864 3.340 -44,2 7,8 93,1
Cộng 181.996 494,86 2.730 3.193 -1,0 91,5 94,3

Lượng cao su xuất khẩu giảm trong tháng 2 chủ yếu do thời gian nghỉ giao dịch nhiều ngày trong dịp Tết Nguyên đán, sau đó phục hồi tốt trong tháng 3, kế tiếp giảm trong tháng 4 do lượng sản xuất ít vì ngưng khai thác trong mùa cây cao su thay lá. Đến tháng 5 lượng cao su xuất khẩu tiếp tục sụt giảm, một phần do thời tiết khô hạn kéo dài làm sản lượng cao su đầu mùa khai thác còn thấp, một phần do chính sách hạn chế nhập cao su Việt Namtheo đường mậu biên của Trung Quốc.

Giá cao su đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, chủ yếu do nguồn cung hạn chế  vào mùa khô, tiếp theo thời tiết bất thuận vào đầu mùa mưa, trong khi đó nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ tăng trưởng nhanh làm nguồn cung không kịp đáp ứng. Giá cao su SVR 3L vào tháng 4/2010 đã đạt 3.499 USD/tấn, vượt qua đỉnh điểm của tháng 7/2008 (3.237 USD/tấn) và đạt mức giá kỷ lục cao nhất so từ trước đến nay.

Sang đầu tháng 5, giá cao su trên thị trường quốc tế giảm dần do Trung Quốc bán cao su dự trữ với khối lượng lớn để giảm giá quá “nóng”, giá dầu giảm cũng ảnh hưởng đến giá cao su. Đối với Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục hạn chế và ngưng nhập khẩu theo đường mậu biên, do vậy đã tác động làm giá cao su Việt Nam sụt giảm trong tháng 5. Tuy nhiên, mức giá vẫn còn cao hơn tháng 1 đầu năm và hơn cùng kỳ năm trước.

Việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo đường chính ngạch kèm giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng vẫn diễn ra bình thường, nhưng lượng cao su Việt Nam xuất theo đường chính ngạch rất thấp, chỉ khoảng 30% tổng số lượng cao su xuất sang Trung Quốc trong đầu năm 2010.

Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của cao su Việt Namxuất khẩu, chiếm trên 60% qua nhiều năm trước. Các thị trường lớn kế tiếp chỉ có thị phần khoảng 3-5% như Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Malaysia.

Do vậy, để đạt kế hoạch xuất khẩu, các doanh nghiệp ViệtNam cần đẩy mạnh khâu nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để chuyển nhanh sang xuất khẩu chính ngạch đến thị trường Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường khác. Từ đầu năm 2010, nhằm khuyến khích nhập khẩu chính ngạch, Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên 23-38% so năm 2009.

Nguyễn Thanh Sơn