Cụ thể, bộ phận này giữ vai trò chịu tải trọng và giảm lực cắt ngang của kết cấu nhịp cầu truyền xuống mố trụ cầu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của gối cầu sẽ giúp kết cấu nhịp khi dịch chuyển sẽ ít bị co giãn, cản trở để có được độ êm khi truyền lực từ dầm cầu xuống xà mũ hoặc đỉnh trụ.
Cấu tạo của gối cầu cao su bản thép
Sản phẩm này được tạo nên từ những lớp cao su có độ dày khoảng 5mm và những tấm bản thép có độ dày khoảng 2-3mm, tùy vào thiết kế mỗi cầu. Chất liệu thép sử dụng thường là thép cacbon hoặc tương đương, được bố trí xen kẽ với nhau và gắn chặt vào nhau. Trong khi đó, loại cao su được sử dụng là cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp tùy từng trường hợp.
Kết cấu chi tiết gối cầu cao su
Nhìn chung, gối cầu có kết cấu chặt chẽ, thường được bố trí ở vị trí giữa dầm cầu và mô cấu mang khả năng nâng đỡ dầm thép hoặc dầm bê tông cho cây cầu.
Một số tính năng cơ bản của dòng sản phẩm này có thể kể đến như:
Khả năng chịu tải cực tốt: Do được ứng dụng chủ yếu trong việc thi công cầu bắc qua đường hay bắc ngang sông, từ đây gối cầu sử dụng gioăng cao su kết hợp với những tấm sắt có khả năng chịu lực tốt.
Có thể biến dạng ngang: Khi có tác động lực, gối cầu sẽ có sự biến dạng linh hoạt đàn hồi trượt dọc theo chiều cao. Trong khi đó, khi không chịu tác động lực nữa, lúc này hình dạng gối cầu sẽ lại được tái tạo như lúc ban đầu .
Có thể biến dạng quay: Thực tế cho thấy, gối cầu chịu sự tác động của lực cục bộ nằm vuông góc mang chiều ngang. Trong trường hợp điều này xảy ra, dầm cầu khi ấy sẽ có sự dao động nghiêng dẫn đến gối cầu có sự biến dạng đàn hồi theo hướng chịu sự tác động của lực để tạo ra góc quay.
Kích thước gối cầu cao su
Tùy vào thiết kế mỗi cây cầu mà kích thước các gối cầu cũng khác nhau