Biến dạng đàn hồi là một trong những tính chất quý báu của cao su .Nhưng trong quá trình gia công và chế biến cao su nó gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình gia công cao su ra sản phẩm,làm cho sản phẩm không có kích thước hình dáng như ý muốn do sự phục hồi biến dạng.
■ Một trong những tính chất công nghệ quan trọng và cần thiết cho quá trình gia công là độ dẻo của hỗn hợp cao su tức là khả năng biến dạng của hỗn hợp cao su dưới tác dụng của lực cơ học.
■ Độ dẻo cao su tăng khi tác dụng lên nó một lực cơ học khuấy trộn hoặc nhiệt.
■ Qúa trình công nghệ trong nó dưới tác dụng của lực cơ học và các hiện tượng hóa học khác xảy ra đồng thời độ nhớt và biến dạng hồi phục đàn hồi của cao su giảm được gọi là quá trình sơ luyện cao su.
* Qúa trình sơ luyện cao su là quá trình gia công cơ học nhằm tăng độ dẻo của cao su vì vậy sơ luyện cao su có thể tiến hành trên máy cán 2 trục,máy luyện kín và máy trục vít.
■ Máy cán hở 2 trục và máy cán hở 4 trục:
- 2 truc rỗng ruôt bằng gan, thép
- Bộ phần điều chỉnh cự ly của 2 rục
- Bộ phận điều chỉnh tỉ tốc 2 trục
- Bộ phận giải nhiệt
- Máy cán 4 trục: Cao su đồng đều hơn, thời gian ngắn hơn, giảm công lao động…
■ Máy luyện kín : ít hao năng lượng , hiệu quả từ ( 160 – 1900C / 3 – 4 min)
■ Máy trục vít
■ Sơ chế SBR: SBR ít thay đổi tính năng cơ lý, có thể dùng chất phòng lão để giữ cấu trúc thẳng; dùng hóa dẻo để rút ngắn thời gian sơ chế. Không tồn trữ lâu hơn 24h
■ Sơ chế BR: khó nhất, T0C <40, thường phối hợp với NR, có thể phối trộn với than đen; dùng chất phòng lão và chất hóa dẻo
■ Sơ chế cao su butyl: dễ bị dính trục máy cán hở, thường dùngmáy trộn kín, T0C cao (150-170/5p); bổ sung than đen và chất làm nền …….