Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đóc Nhà máy Sagama Việt Nam cho biết: “Toàn bộ dây chuyền thiết bị được đầu tư mới hoàn toàn và nhập khẩu từ châu Âu. Giai đoạn 1 nhà máy đầu tư 2 dây chuyền sản xuất là hạt
và gạch cao su. Hạt cao su được nghiền và bóc tách từ những chiếc lốp ô tô đã qua sử dụng, phần lớn hạt cao su được sử dụng trong các ứng dụng như cỏ nhân tạo, gạch cao su, thảm cao su…”.
Công nghệ sản xuất chủ yếu là xén thật nhỏ các loại rác phế thải từ cao su thành những hạt cao su nhỏ sau đó ép thành các đồ dùng thường ngày hoặc làm sân cỏ nhân tạo.
Hiện nay, dân số tại Việt Nam đạt gần 95 triệu dân. Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân bằng xe máy, vài năm trở lại đây kinh tế phát triển và lượng ô tô tăng nhanh. Ước tính, tại Việt Nam mỗi năm chúng ta thải ra môi trường 400.000 tấn phế liệu, tương đương 30.000 tấn/tháng.
Việc xử lý rác thải vẫn luôn là vấn đề nam giải hiện nay, không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới. Hầu hết các loại cao su phế thải rất khó phân hủy, phải mất vài chục năm mới phân hủy được vào đất.
Nhà máy sản xuất hạt cao su, gạch và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải được xây dựng, nhằm đáp ứng một lượng lớn lốp xe ô tô phế liệu bỏ đi. Công nghệ sản xuất mới được nhập khẩu từ châu Âu sẽ đáp ứng được vấn đề sản xuất sạch và đảm bảo về vấn đề môi trường, ông Thành cho biết.