Hotline: 0908961396

Bộ trưởng GTVT ủng hộ "biển chẵn, lẻ"

16/04/2011
Bộ trưởng GTVT ủng hộ "biển chẵn, lẻ"
Xung quanh đề xuất của Sở GTVT TP.HCM với UBND thành phố về cấm ô tô biển chẵn đi vào ngày lẻ, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã có cuộc trao đổi với báo giới.
Sáng 15-4, bên lề Hội nghị Quốc tế về An toàn giao thông đường bộ Quốc gia đến 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT, Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Tôi ủng hộ đề xuất cấm biển chẵn đi ngày lẻ theo hướng chọn một số tuyến thí điểm có điều kiện thực thi, không cấm mở rộng hết các loại phương tiện. Sau đó nếu áp dụng có hiệu quả thì chúng ta nhân rộng ra các tuyến”. - Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có đề xuất với UBND thành phố giải pháp cấm ô tô biển chẵn đi ngày lẻ. Bộ trưởng đánh giá đề xuất này như thế nào? Đây là đề xuất cần nghiên cứu và tôi cổ vũ nghiên cứu đề xuất này. Tuy nhiên, việc áp dụng thực tế như thế nào cũng là vấn đề không dễ. Bộ trưởng GTVT ủng hộ "biển chẵn, lẻ", Tin tức trong ngày, bien chan, bien le, o to, bo truong, giao thong tp.hcm, trung tam thanh pho, xe buyt, tin tuc 24h Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng Tôi nghĩ rằng không có giải pháp nào có thể hoàn hảo được hết, nó có thể thành công hoặc không thành công nên cần phải nghiên cứu rất thận trọng. - Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng khó có thể thực hiện thành công giải pháp cấm ô tô biển chẵn đi ngày lẻ? Theo tôi, chúng ta chưa nên đưa ra ý kiến phản bác mà cần xem đây là một giải pháp để nghiên cứu. Có nhiều ý kiến đưa ra để tránh ùn tắc thực tế cần phải đầu tư hạ tầng, cần phải tăng cường vận tải công cộng… Điều này theo tôi là đúng, nhưng chúng ta cần nhiều biện pháp đồng thời và việc cấm xe chẵn đi ngày lẻ cũng là biện pháp để nghiên cứu chứ không phải giải pháp này thay thế tất cả các giải pháp khác. - Vậy theo Bộ trưởng đề xuất này nếu được thông qua cần thực hiện như thế nào? Tôi ủng hộ đề xuất cấm biển chẵn đi ngày lẻ theo hướng chọn một số tuyến thí điển có điều kiện thực thi. Không cấm mở rộng hết các loại phương tiện, ví dụ như trước mắt chỉ cấm xe ô tô cá nhân và taxi còn các xe phục vụ cho đời sống công cộng và xe vận tải thì chưa nên. Sau đó, nếu áp dụng có hiệu quả thì chúng ta nhân rộng ra các tuyến. Không có cái gì bằng thực tiễn hết cho nên cần tổ chức đưa vào cuộc sống từ thấp đến cao, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. - Ngoài ô tô, xe máy cũng đang gia tăng đáng kể gây ùn tắc giao thông ở các TP lớn. Dự tính đến năm 2020, số xe máy sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại. Vậy theo Bộ trưởng, có nên kiềm chế sự gia tăng của xe máy không? Kiềm chế sự gia tăng của xe máy là cần thiết, nhưng chúng ta cũng không thể một lúc giảm hoặc cấm được xe máy. Chúng ta phải sống chung với xe máy trong một thời gian khá dài nữa. Cụ thể, đối với những tuyến đường xây dựng mới phải có đường dành cho xe máy vì đây là phương tiện nhiều nhất. Ví dụ đường cao tốc phải có đường gom cho xe máy. Còn hạ tầng hiện tại mà có được thì cũng tách làn cho xe máy, như xung quanh Hà Nội có đường Thăng Long, đường Vành đai 3 chúng ta cũng đã tách làn riêng cho xe máy. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng làm được như vậy. Ngoài ra, chúng ta còn có những cưỡng chế mềm bằng các vạch sơn quy định dành cho xe máy, cái này đã làm và cũng cần sự chia sẻ của người dân. Theo tôi, để sống chung với xe máy phải có hạ tầng cho xe máy, nhưng cộng đồng - những người sử dụng xe gắn máy cũng phải có ý thức về vấn đề này. - Xin cám ơn Bộ trưởng!
Lê Quân
caosukythuat.net - 24h